Theo chính sách hiện tại, các ngân hàng thường hỗ trợ cho vay mua nhà trong thời gian từ 5 - 10 - 15 năm. Mới đây đã bắt đầu có ngân hàng đưa ra thời hạn vay lên tới 35 năm cho người Việt. Đó chính là Techcombank với giải pháp độc quyền liên kết cùng Vingroup đưa ra cho dòng sản phẩm VinCity. Sau đó, 1 số ngân hàng đã bắt đầu áp dụng chính sách tương tự để hỗ trợ người mua bởi đã nhận ra rằng, thời gian vay dài dường như đã tháo gỡ mối lo “trả nợ gấp gáp” của một bộ phận khách hàng.
Có thể nói, Techcombank và Vingroup đã làm cho cả thị trường “đứng ngồi không yên” với gói giải pháp dành cho khách hàng mua nhà VinCity. Lần đầu tiên, cơ hội sở hữu một căn hộ của Vin trở nên dễ dàng, đến gần trong tầm với của đại bộ phận khách hàng đến thế.
![]() |
VinCity là dự án đầu tiên đưa ra chính sách vay hấp dẫn với thời hạn lên tới 35 năm. |
Có mặt tại Trung tâm Giao dịch Bất động sản VinEstate tại Times City của Vingroup, chị Nguyễn Thanh Hà (Cát Linh, Hà Nội) cho biết: “Tôi vốn thích ở nhà của Vin vì có sân chơi, bệnh viện, trường học, siêu thị đầy đủ, nhưng giá bán của Vinhomes hiện nay thì hơi quá sức vợ chồng tôi. Bây giờ họ mở bán VinCity, cộng với Techcombank cho vay, tôi đã mua được căn hộ như mong muốn. Đầu năm không hề có kế hoạch mua nhà, không ngờ tới cuối năm, với số tiền tiết kiệm sẵn có và chứng minh khả năng tài chính bằng bảng lương của 2 vợ chồng, tôi đã có mặt ở đây để ký hợp đồng mua bán cho căn nhà đầu tiên của mình sau 5 năm kết hôn”.
Lợi ích kép
Người mua VinCity có 2 lợi ích. Thứ nhất, Vingroup dãn tiến độ cho khoản 30% giá trị căn hộ bằng vốn tự có thành 3 đợt trong 6 tháng, ngay lập tức làm “nhẹ đầu” người mua. Thay vì việc phải “cáng đáng” ngay 30% giá trị nhà, giờ mua VinCity họ chỉ cần lo 10% trước. 20% còn lại “nhẩn nha” trong 6 tháng tiếp sau. Thứ hai, Techcombank cho vay 70% giá trị còn lại trong thời hạn lên đến 35 năm, trả góp mỗi tháng chỉ từ vài triệu đồng.
Tùy theo bài toán tài chính của khách hàng, Techcombank sẽ tư vấn thời hạn vay hợp lý, cùng các tính toán về số tiền phải trả hàng tháng. Theo lý giải của các chuyên gia tài chính từ Techcombank, việc thời gian trả góp kéo dài so với các gói sản phẩm quen thuộc sẽ giúp làm giảm đáng kể áp lực trả nợ cho khách hàng. Số tiền cả lãi và gốc phải trả hàng tháng cho khoản vay dài sẽ “nhẹ nhàng” hơn.
Với Việt Nam, đây có thể là một giải pháp mới mẻ nhưng với các nước đã phát triển, thói quen vay trả góp dài hạn để mua nhà, tài sản đã rất phổ biến trong xã hội. Cụ thể, dẫn chứng tại thị trường Anh Quốc, số lượng các khoản vay trên 35 năm trong quý I/2017 chiếm tỷ trọng tới 45.4% trong tổng số các khoản vay mua nhà mới.
Theo lý giải, nguyên nhân khiến các khoản vay dài hạn trở nên hấp dẫn với người mua nhà chính là chính là khả năng chi trả và tính linh hoạt. Cụ thể, người vay hoàn toàn có thể rút ngắn thời hạn trả nợ bằng các trả nợ trước hạn sau một vài năm, khi các khoản lương thưởng đã được cải thiện nhờ việc có một vị trí ổn định, vững chắc trong sự nghiệp, thu nhập cao hơn lúc xuất phát điểm khi mới bắt đầu đi làm, lập gia đình.
![]() |
Cơ hội vàng để sở hữu nhà “đẳng cấp Singapore và hơn thế nữa” khi chưa có nhiều tích lũy |
Ở một khía cạnh khác, chọn vay để mua nhà giúp khách hàng sớm sở hữu căn nhà của riêng mình, ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình, đồng thời có động lực để làm việc và sắp xếp tài chính trả khoản vay.
Trở lại câu chuyện của chị Hà ở trên, chị chọn mua căn hộ 2 phòng ngủ với giá trị 1,6 tỷ, trong 21 tháng đầu mỗi tháng chị trả 8,4 triệu. Sau thời gian hỗ trợ lãi suất này, chị vay theo phương án niên kim cố định. “Nôm na là ngân hàng tính cho tôi một số cố định cả lãi và gốc trả hàng tháng, tháng nào cũng trả đúng 1 khoản như vậy, trong suốt 35 năm, tính ra là 10,8tr/ tháng”, chị Hà chia sẻ.
Với thu nhập của chị Hà và chồng, sau khi trừ sinh hoạt phí hàng tháng và khoản nợ mua VinCity mới phát sinh, thì cuộc sống mới vẫn sẽ dễ chịu, không có xáo trộn nhiều. “Tôi nhìn ở mặt tích cực là mình sẽ bớt tiêu linh tinh, mua sắm hoang phí. Tôi chọn trích nợ tự động từ lương, như vậy cũng sẽ đảm bảo tiêu pha đúng kế hoạch”.
Với rất nhiều bạn trẻ, giải pháp này được nhận định là rất hợp tình hợp lý vì thay vì tích góp cả đời để chờ đến khi đủ tiền mới mua nhà, thì bây giờ người trẻ có thể sở hữu căn nhà của mình sớm hơn, và tích góp hàng tháng để trả dần cho căn nhà của mình.
Minh Tuấn
" alt=""/>Mua nhà: Người ‘mới’ đừng ngại vay ‘dài’Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các ông lớn ngành công nghệ Nhật Bản mới bắt đầu thấm đòn. Nhưng thay vì đối diện xử lý khủng hoảng, một số ông lớn lại chọn cách giấu nhẹm nó đi dẫn tới những bê bối chấn động ở Toshiba, Panasonic và Olympus sau này.
Theo Michael Woodford, người từng là CEO nước ngoài của Olympus và vạch trần gian lận kế toán trị giá 1,7 tỷ USD kéo dài suốt 13 năm ở công ty này, văn hóa sùng bái người cao niên và sự bảo thủ đã khiến người Nhật không chịu thay đổi, dẫu đã bị tụt hậu công nghệ khá xa.
Khủng hoảng buộc nhiều tên tuổi lớn đã phải bán mình để trụ lại ở thời cuộc khó khăn này. Năm 2020, Toshiba hoàn tất việc bán nốt cổ phần ở mảng PC cho đối thủ Sharp và chính thức rút chân hoàn toàn khỏi mảng kinh doanh laptop vốn một thời bá chủ toàn cầu. Thậm chí, chính Sharp trước đó đã phải bán mình cho Foxconn của Đài Loan vào năm 2016 sau nhiều năm vật lộn vì thua lỗ.
Trở lại với Toshiba, tập đoàn 145 năm tuổi này đã phải xé lẻ nhiều mảng kinh doanh cốt lõi như bán mảng đồ gia dụng cho Midea của Trung Quốc và thiết bị y tế cho Canon năm 2016, bán mảng chip nhớ cho một quỹ đầu tư của Mỹ và mảng tivi cho một công ty Trung Quốc vào năm 2017.
![]() |
Các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Toshiba cúi đầu xin lỗi sau bê bối tài chính bị phanh phui hồi năm 2015 |
Một trường hợp khác là thương hiệu lâu đời Sanyo bị đồng hương Panasonic thâu tóm năm 2009. Nhưng chỉ sau vài năm, thương hiệu Sanyo tiếp tục bị bán lại cho một công ty của Trung Quốc và chính thức biến mất hoàn toàn khỏi thị trường.
Một ông lớn khác là Sony tuy vẫn có được sự khởi sắc trong kinh doanh, nhưng tất cả là nhờ mảng game. Tivi Sony hiện đã ở rất xa thời hoàng kim và bị cạnh tranh khốc liệt bởi các hãng tivi đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Sự tụt hậu này đến từ chính phong cách và tư duy cố hữu trong các công ty công nghệ Nhật. Các công nghệ cũ như máy fax, màn hình lồi (monitor), đĩa DVD và thậm chí là Internet Explorer hay giấy viết tay vẫn còn được ưa chuộng tại Nhật, theo Jordy Delage, sống và làm việc ở Nhật từ năm 2005. Vị CEO người Pháp này còn tiết lộ rằng nhiều công ty Nhật Bản có ngân sách cho công nghệ thông tin (IT) rất thấp, thậm chí là không có phòng/ban IT.
![]() |
Máy fax được dùng ở Nhật Bản từ thập niên 80s, và cho đến mùa dịch Covid-19, các bệnh viện vẫn gửi kết quả qua đường máy fax |
Đó là lý do nhiều dự án phần mềm của Nhật thường được khoán ra bên ngoài (outsource). Anh Nguyễn Chí Nguyện (freelancer, Cà Mau) cho biết, website và phần mềm bán hàng nhỏ lẻ ở các siêu thị Nhật mà anh từng làm vài năm gần đây đều rất lạc hậu, vẫn dùng phần mềm từ cả chục năm trước. Anh không chỉ phải làm cả phiên bản riêng hỗ trợ Internet Explorer mà còn phải hỗ trợ dòng điện thoại ‘cục gạch’ (feature phone). Theo thống kê tháng 12/2020, tỷ lệ người Nhật dùng Internet Explorer vẫn chiếm khoảng 4% (cao hơn cả Firefox).
Tình thế này có thể thay đổi trong ngắn hạn nhờ tác động của Covid-19 đến cách thức làm việc của người Nhật. Báo cáo năm 2020 của Nikkei cho thấy 765 tập đoàn Nhật đã lên kế hoạch đầu tư 15,8% vào IT, tương đương 471,8 tỷ Yên (4,45 tỷ USD) để ứng phó với sự chuyển dịch phương thức làm việc.
Cuối cùng, nhiều nước phát triển có thể kỳ vọng vào một sự đón đầu làn sóng công nghệ mới nhờ các startup đầy tham vọng và có tính năng động cao. Tuy nhiên, với chỉ 4 kỳ lân công nghệ hiện có, Nhật Bản vẫn còn ở rất xa so với Trung Quốc và Mỹ, vốn chiếm 70% trong số 500 startup kỳ lân toàn thế giới, theo một thống kê khác của Nikkei năm 2020.
Phương Nguyễn
Trong chính sách mới hỗ trợ hợp tác với các startup nước ngoài bao gồm Việt Nam, Nhật Bản tập trung 5 lĩnh vực gồm phi carbon hóa, chăm sóc sức khỏe, phương tiện thế hệ mới, kinh doanh bán lẻ nền tảng số, cũng như nông nghiệp thông minh.
" alt=""/>Vì sao ngành công nghệ Nhật Bản ngày càng lép vế?Bắc Ninh mang lợi thế đô thị vệ tinh gần TP Hà Nội nhất và nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh theo tầm nhìn đến năm 2025 của UBND Tp. Hà Nội. Những năm gần đây, hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Ninh cũng được đầu tư xây dựng quy mô và bài bản khiến tỉnh này có lợi thế cạnh tranh về hạ tầng cơ sở trong mắt các nhà đầu tư.
Hiện Bắc Ninh có 14 tuyến đường tỉnh dài gần 270km với tỷ lệ cứng hóa 100%. Trong đó phải kể đến: Cầu Hồ, cầu Bình Than,Tỉnh lộ 295B, QL17 (Tỉnh lộ 282 cũ), Tỉnh lộ 286, Tuyến QL1, 18, 38 kết nối với thủ đô Hà Nội, sân bay Nội Bài, các cửa khẩu, cảng biển quốc tế Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh. Mạng lưới giao thông mang tính liên kết vùng cao tạo tiền đề cho việc phát triển công nghiệp và du lịch…
![]() |
Hạ tầng Bắc Ninh ngày càng được đầu tư xây dựng đồng bộ |
Ngoài ra, dự án cải tạo, nâng cấp chiều dài hơn 12km, từ thành phố Bắc Ninh đi thị xã Từ Sơn, kết nối với Thủ đô Hà Nội, Nút giao nối Khu công nghiệp Yên Phong I với Quốc lộ 18 được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí gần 250 tỷ đồng, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa và đưa đón công nhân lao động ra vào KCN được thuận lợi. Cuối tháng 1/2018, Bắc Ninh khởi công công trình cầu Phật Tích-Đại Đồng Thành với khoảng 1.930 tỷ đồng.
Nhờ những lợi thế trên, Bắc Ninh trở thành“thỏi nam châm” của Bắc Bộ về thu hút vốn đầu tư FDI. Tính đến tháng 8/2018, toàn tỉnh thu hút được 1.260 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 17 tỷ USD và 1.262 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh hơn 144.210 tỷ đồng, trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn như: Samsung, Canon, Pepsico, Vingroup… Chính điều này khiến cho thị trường bất động sản Bắc Ninh sôi động hơn bao giờ hết.
“Ông lớn”… đổ bộ
Hai năm qua, bất động sản Bắc Ninh thực sự “bùng nổ” khi hàng loạt các dự án lớn ồ ạt đổ bộ. Không chỉ tăng nhanh về số lượng nguồn cung các căn hộ mà lượng giao dịch tại thị trường này cũng ghi dấu với xác suất thành công lên tới 75%. Theo ghi nhận, giá đất nền chung cư, bất động sản cho thuê tại “thủ phủ FDI” tăng từ 150 - 300% so với mốc trước 2016. Sự tăng trưởng thu hút một dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường bất động sản nơi này.
Tập đoàn FLC công bố sẽ xây dựng khu đô thị nghỉ dưỡng FLC Bắc Ninh tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Tập đoàn Vingroup cũng ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp Vinhomes Bắc Ninh với 2 tòa căn hộ cao 27 và 31 tầng, trung tâm thương mại tại 4 tầng khối đế. Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng đang sở hữu dự án khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ, TP Bắc Ninh.
Công ty cổ phần Him Lam cũng đang lên kế hoạch Bắc tiến với dự án khu đô thị tại Bắc Ninh. Theo thông tin ghi nhận được, đây là dự án có quy mô xấp xỉ 27 ha với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng gồm các sản phẩm nhà biệt thự, nhà phố thương mại, nhà liền kề và căn hộ; kèm theo chuỗi tiện ích hoàn chỉnh ngay nội khu: trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học… Đây là một trong những dự án hứa hẹn sẽ góp phần đưa TP Bắc Ninh trở thành đô thị đồng bộ, hiện đại; đáp ứng các tiêu chí của một tỉnh trực thuộc Trung ương mới.
![]() |
Toàn cảnh dự án có quy mô xấp xỉ 27ha của chủ đầu tư Him Lam |
Theo một lãnh đạo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý III/2018, các chủ đầu tư bất động sản ở Bắc Ninh chào bán tới 43 dự án đất nền và căn hộ, các giao dịch thứ cấp, mua đi bán lại tăng khoảng 20%.
Bắc Ninh cũng là địa phương thu hút lượng lớn các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản về làm việc tại các khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu về các dịch vụ chuẩn quốc tế với tiện ích cao cấp, nhất là dịch vụ lưu trú. Điều này gián tiếp khiến thị trường bất động sản tại đây sôi động hơn bao giờ hết ngay thời điểm trước thềm năm mới với hàng loạt dự án quy mô đang chuẩn bị ra mắt.
Xuân Thạch
" alt=""/>BĐS Bắc Ninh nhộn nhịp trước thềm năm mới